Bệnh cầu trùng là một trong những bệnh khá thường gặp ở gia cầm nói chung và gà chọi nói riêng. Gà mắc bệnh này tuy không có tỷ lệ chết cao như các bệnh truyền nhiễm khác nhưng lại gây ảnh hưởng lớn đến kinh tế.
Với bài viết này, dagacuasat sẽ giúp bạn hiểu rõ về bệnh cầu trùng cũng như đưa ra phương pháp phòng và trị thích hợp.
Lứa tuổi gà dễ bị mắc bệnh cầu trùng
Với lứa đầu tiên nuôi thì gà từ 10 ngày tuổi là độ tuổi dễ mắc bệnh. Ở lứa sau thì sớm hơn, chỉ 6 ngày tuổi
Bệnh cầu trùng ở gà có lây lan không
Câu trả lời là có!
Cầu trùng gà là một bệnh lây lan, chủ yếu gà mặc bệnh sẽ lây qua dường tiêu hoá khi chúng ăn phải nang của cầu trùng ( ở trng thức ăn, nước uống). Bệnh làm chio gà giảm khả năng ăn uống, sinh sản, gà còi đi trông thấy và có thể chết nếu không được chữa trị kịp thời hoặc khi bị mắc cầu trùng ghép thương hàn.
Bệnh cầu trùng gà có nguyên nhân từ đâu?
Eimeria spp – cầu ký trùng là nguyên nhân chính dẫn đến gà mắc bệnh. Có 9 chủng loại cầu ký trùng dễ gặp nhất thường thấy trên gà là:
- chủng E. Tenela ký sinh ở ruột thừa
- Cầu E. Acervulina ký sinh ở tá tràng
- E. Bruneti- ở ruột già và manh tràng
- E.Necaltrix ký sinh ở ruột non nhưng không ở tá tràng
- E. Mitis – cuối ruột non đầu ruột già;
- E. Haeami-ở tá tràng
- E. Praecox ở tá tràng và không tràng;
- E. Mivati ký sinh ở tá tràng và ruột non
- E.Maxima ở ruột non nhưng không ở tá tràng;
Cầu ký trùng ở gà có khả năng tồn tại rất lâu ngoài môi trường. Chúng rất khó bị tiêu diệt kể cả khi sử dụng thuốc sát trùng hay vôi bột.
Thường thường, đàn gà sẽ mắ bệnh từ môi trường sinh hoạt của chúng, đó là lý do gà bị mắc bệnh này rất nhiều.
Gà mắc cầu trùng ruột non là nhiều nhất. Hầu hết các chủng cầu trùng đều gây tổn thưởng đến ruột gà dẫ đến việc chúng dễ mắc thêm các bệnh khác về đường ruột khi vi khuẩn E Coli có điều kiện xâm nhập vào bên trong gây viêm ruột, hoại tử.
Vòng đời cầu trùng gà
Hình ảnh dưới đây thể hiện vòng đời chính xác của cầu trùng gà
Triệu chứng và biểu hiện
Gà bị bệnh cầu trùng sẽ có biểu hiện xả cánh, rù, ỉa chảy phân có máu tươi rồi sau chuyển sang màu cafe.
Với gà bị bệnh càu trùng ruột non thì ăn uống bình thường, phân màu vàng nhạt, nâu hoặc đen có dạng như cháo bột
Bệnh tích
Gà gầy yếu và nhợt nhạt, Mổ gà bị bệnh sẽ thấy các đoạn ruột gà của mắc cầu trùng kí sinh sẽ bị viêm, chứa máu xuất huyết
Biện pháp phòng bệnh
Bởi nguyên nhân chính dẫn đến gà mắc bệnh chủ yếu là do ăn phải các bào tử vi khuẩn cầu ký trùng có lẫn trong thức ăn, nước uống nên biện pháp phòng bệnh này hữu hiệu nhất là vệ sinh chuồng trại thường xuyên, khộng để chuồng có thức ăn, nước uống, phân gà.. Ngoài ra, sau mỗi đợt điều trị cần thay trấu hoặc chất độn chuồng đúng lúc và luôn giữ nơi gà ở khô thoáng để tránh sự phát triển của an noãn.
Sử dụng vắc xin cầu trùng gà
Dùng vacxin là biện pháp hiệu quả để phòng chống bệnh này. Loại vắc xin được khuyến nghị sử dụng nhiều nhất là IMMCOX. Chỉ cần cho gà uống 1 liều duy nhất trong giai doạn 3-7 ngày tuổi là được ( nhớ làm theo hướng dẫn trên bao bì vacxin)
Ngài ra, người nuôi gà cũng có thể sử dụng các thuốc có thành phần sau để điều trị cầu trùng cho gà: Sulfadimidine, Sulfadimithoxine,Diclazurin, Amprolium, Sulfachloropyridazine, Sufamonomethoxine,
Toltarazurin, Clopidol…
Khi sử dụng vắc xin cầu trùng thì lượng thuốc cho thêm vào thức ăn chăn nuôi cũng cần lưu ý để giảm bớt. Bởi thường thì trong thuốc ở giai đoạn này các công ty đã bổ sung thêm một lượng kháng sinh phòng cầu trùng. Tuy nhiên, nếu sử dụng chúng với vacxin với liều lượng cao thì lại phản tác dụng.
Phác đồ điều trị cầu trùng ở gà
Với những con gà đã bị mắc bệnh Cầu trùng thì cần có biện pháp điều trị thích hợp.
Các loiaj thuốc kháng sinh điều trị có hiệu quả cao có thể kể đến 3 loại:
- Toltrazuzin
- Amprodium
- Mono sunfadiazin . . . .
Do đặc tính của bệnh nên gà mắc cầu trùng hay bị ghép với thương hàn hay ghép với viêm ruột hoại tử do E Coli gây nên. Vì vậy trong hầu hết trường hợp, cần điều trị kết hợp 2 loại bệnh này. Đơn giản nhất là sử dụng kết hợp thuốc trị cầu ký trùng và một trong những loại thuốc sau: Oxytetracyclin, Amoxicillin, Enrofloxacin.
Ngoài ra, nên sử dụng thêm vitaminK để cầm máu cho gà
Đọc thêm: Cách trị bệnh sưng phù đầu gà Coryza
Trên đây là tất tần tật những điều cần biết liên quan đến bệnh cầu trùng ở gà. Hy vọng chúng sẽ giúp ích cho bạn trong việc phòng và chữa trị cho đàn gà của mình. Chúc bà con thành công!