Cách trị gà bị cúm (gà bị nhiễm lạnh) hiệu quả nhanh là thắc mắc của khá nhiều người nuôi gà gửi đến dagacuasat2.net. Để giải đáp cho vấn đề gà đá bị cúm, cách hạ sốt cho gà mời bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Chắc chắn các bạn nuôi gà luôn lo lắng khi gà của mình mắc bệnh, mà phổ biến là bệnh cúm. Vậy phải cho gà đá bị cúm uống thuốc gì. Tuy nhiên bị cúm cũng có rất nhiều biểu hiện, dưới đây là một trong số nhiều biểu hiện của cúm ở gà và cách cho gà uống thuốc. Để giảm bớt nỗi lo cho bạn về những băn khoăn “gà bị cúm uống thuốc gì?”.
Bệnh cúm thường thấy ở gà chọi
Bệnh sốt từng cơn ở gia cầm (Bệnh sốt rét- avian malaria hay còn gọi là bệnh ký sinh trùng đường máu ở gà)
Đây là bệnh do ký sinh trùng Plasmodium gallinaceum sống ở trong hồng cầu gà gây ra. Ổ dịch thường phát sinh trong mùa mưa và ở những vùng nhiều muỗi. Bệnh không phải là mới nhưng ít gặp nên chưa có nhiều công trình nghiên cứu về bệnh này.
Gà đá bị cảm cúm có triệu chứng gì?
Bệnh thường xảy ra ở gà chọi trên 35 ngày tuổi với tỷ lệ chết 22 – 40%. Thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 21 ngày, thậm chí có con còn kéo dài đên 28 ngày.
Khi bị bệnh, gà đá bị cúm sẽ có những biểu hiện như:
- Gà sẽ bị thiếu máu nặng, đặc biệt ở mặt và mào cho nên thấy đầu gà thường thâm.
- Có hiện tượng sốt cao từng cơn (43 – 43,50 C) ở gà, thăm khám thấy lạnh, sau cơn sốt thân nhiệt lại bình thường.
- Gà yếu, ủ rũ, hay nằm tụm lại với nhau, giảm hoặc bỏ ăn, rùng mình, liệt chân, nếu nhiễm bệnh nặng sẽ co giật và hay chết vào ban đêm (thường trong khoảng 12 giờ đêm đến 3 giờ sáng).
- Triệu chứng đặc trưng là: ỉa phân xanh, khi ghép cầu trùng, E. coli… thì gà bệnh tiêu chảy phân màu xanh, trắng, đỏ…
Bệnh tích của gà chọi khi nhiễm cúm
Gan và lách sưng to, đổi màu (từ màu sôcôla đến màu đen). Xuất huyết dưới da. Các cơ quan nội tạng và thịt nhợt nhạt, mề (có khi cả diều) chứa thức ăn có màu xanh.
Có thể khi xét nghiệm thấy bạch cầu không tăng nhưng hồng cầu lại giảm. Tìm thấy ký sinh trùng sốt rét trong máu (Để yên sau vài giờ trong bát tiết của gà bệnh thấy rất nhiều ký sinh trùng nhỏ, màu trắng chuyển động).
Cách chữa cảm cúm cho gà chọi
Mặc dù là bệnh ký sinh trùng đường máu nhưng dùng kháng sinh kết hợp các thuốc bổ trợ điều trị cho hiệu quả cao.
Dùng thuốc trị cảm cúm cho gà
Khi phát hiện gà bị bênh cảm cúm, cần lập tức cho chúng uống thuốc đặc trị bệnh, tránh để tình trạng gà bị sốt cao diễn ra lâu ngày. Cách hạ sốt cho gà hiệu quả nhất bạn có thể tham khảo dưới đây:
CRD-pharm và Ery-pharm thì những loại thuốc trị gà bị gió được sử dụng thường xuyên nhất. Cho cả đàn uống/ ăn 5 ngày 1 trong các loại kháng sinh sau: CRD-pharm (1g/1lít nước hoặc 2g/1kg thức ăn), D.T.C vit (2g/1 lít nước hoặc 4g/1kg thức ăn) hoặc Ery-pharm (5g/lít nước hoặc 10g/kg thức ăn) để diệt ký sinh trùng.
Ngoài ra, bạn cũng nên cho cả đàn uống 5 – 7 ngày thuốc Phar C vimix với liều lượng 1 -2g/lít nước để tăng sức đề kháng và giải độc.
Trong trường hợp gà đã sốt cao cho cả đàn uống thêm thuốc Phartigum B với liều dùng 2g/lít nước, liên tục 5 ngày.
Với gà chọi ốm nặng: Tiêm thêm 1 – 2 mũi kháng sinh Supermotic (1ml/5kgP, 1 lần/ngày), dùng Phar-nalgin C hoặc Phar-complex C và nước cất pha loãng trước khi tiêm. Sau khi dùng kháng sinh tiếp tục cho uống 5 – 7 ngày thuốc Pharcalci – B12 (10 – 20ml/lít nước) và thuốc Pharboga T (1g/lít nước) để giải độc gan thận và giúp gà nhanh chóng phục hồi sức khoẻ.
Chú ý: đặc biệt không được cho gà bị bệnh cúm sốt uống nước đường glucose.
Các biện pháp phòng tránh: hộ lý, diệt muỗi
Tiến hành song song công tác hộ lý và dùng thuốc điều trị như sau:
Hộ lý. Diệt muỗi bằng cách:
- Vệ sinh xung quanh trại để hạn chế muỗi như cắt cỏ càng ngắn càng tốt, khơi thông cống rãnh.
- Dùng đèn bẫy muỗi vào ban đêm.
- Dùng Etox-pharm, pha 1ml/2lít nước, phun đều lên bề mặt chuồng nuôi, xung quanh chuồng nuôi. Thuốc không ảnh hưởng đến gà, ngoài muỗi, thuốc còn diệt được ruồi, kiến gián, chấy rận, mạt gà và nhiều loại côn trùng khác.
Với bài viết này hi vọng sẽ giúp các bạn biết cho gà bị cúm uống thuốc gì.
Đọc thêm: Mẹo chữa trị gà bị yếu chân – mất gân 100% hiệu quả