Nuôi gà chọi không khó, nhưng để nuôi được một con gà chọi hăng chiến thì không hề dễ. Những con gà chọi máu chiến sẽ đem lại những trận chiến mãn nhãn, thích thú. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách làm gà chọi hăng chiến nhé.
Chọn giống gà chọi hăng chiến
Trước tiên, để có một con gà chọi máu chiến thì bạn phải làm tốt khâu chọn giống. Giống là yếu tố quyết định đến chú gà chọi của bạn có tố chất “hăng chiến” hay không? Do đó, kỹ thuật chọn giống là điều kiện tiên quyết nhất. Bạn có thể chọn được gà nòi dựa vào quan sát bố mẹ chúng. Nếu chúng khỏe mạnh, mang chút máu chiến thì đó là giống gà tốt.
Nhìn chung, giống gà tốt là loại có mào công, mắt trắng, mỏ ba soi và cặp chân gà vàng điểm mực. Sau khi lựa được giống gà tốt thì bạn cần bắt đầu gây giống. Việc này sẽ giúp bạn có được những chú gà chọi có sức chiến đấu tốt. Chú ý, không phối gà trống và gà mái cùng bầy đàn. Vì nguyên nhân cận huyết sẽ khiến gà chọi con yếu, kém chất lượng.
Có thể bạn quan tâm: Cách chọn gà mái tông dòng
Kỹ thuật nuôi và chăm sóc gà chọi tốt nhất
Để chăm sóc gà chọi hăng chiến đòi hỏi bạn cần phải tìm hiểu thói quen và tính cách của gà chọi. Điều này quyết định sức chiến đấu của gà.
Khác với những con gà để thịt, thì gà chọi phải tuân theo một chế độ ăn uống khắt khe. Tuy nhiên, nó cũng đòi hỏi phải đầy đủ chất dinh dưỡng. Để nuôi gà chọi nhanh lớn thì bạn nên cho ăn hai bữa, vào 9 giờ sáng và 4 giờ chiều.
Đối với gà chọi con thì cần tách mẹ và thả tự do để đi kiếm ăn. Gà chọi từ 6 tháng trở lên thì khẩu phần ăn chính là các loại rau củ. Bởi nếu ăn quá nhiều thịt sẽ khiến cho gà bị thừa cân, di chuyển chậm và kém linh hoạt.
Đặc biệt, trong thời gian tham gia đá gà thì luôn phải đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ. Mỗi bữa ăn của gà chọi bao gồm:
- 0,25 kg thóc
- 1 lạng rau xanh
- 1 lạng lươn hoặc thịt bò
- 8-10 con sâu superworm hoặc dế
- Vitamin
Ngoài ra, nhiều người còn bổ sung thêm cho gà chọi giun, dế, ngũ cốc, tép, chuối xiêm… Những thực phẩm này sẽ tăng cường sức chiến đấu và máu hăng chiến cho gà chọi. Tuy nhiên, tuyệt đối không cho gà ăn quá nhiều chất có hàm lượng đạm cao.
Đối với gà đã mọc đủ lông và lông đã cứng cáp thì bạn cần tỉa bớt lông cho nó. Đồng thời, năng ôm bóp nghệ vào than gà với mục đích cho da thịt gà săn lại. Khi đó, gà sẽ có sức chống đỡ và chịu được những đòn tấn công của những con gà khác.
Cách huấn luyện cho gà “hăng chiến”
Gà hăng chiến hay không còn phụ thuộc vào cách bạn huấn luyện cho nó. Để con gà trở nên dày dặn kinh nghiệm “chinh chiến” thì bạn cần huấn luyện nó hằng ngày. Điều đó cũng giúp con gà trở nên máu chiến hơn trong trận đấu.
Đọc thêm: Cách mở mỏ cho gà
Bạn không được nuôi gà chọi trong lồng quá lâu mà phải nuôi thả. Nó khiến gà chọi trở nên linh hoạt hơn. Việc đi lại thường xuyên sẽ giúp chú gà có cơ bắp khỏe mạnh và sức bền trước đối thủ.
Ngoài ra, bạn nên thường xuyên luyện tập gà chọi với những con gà chọi khác. Cứ cách khoảng 3 ngày thì tiến hành cho gà chọi thử một lần. Vừa giúp gà làm quen việc đối mặt với đối thủ. Vừa khiến tinh thần chúng “hăng” lên mỗi khi tham gia đá gà.
Tập gà phải bắt đầu tập từ chân. Bởi vì chân gà là vũ khí quan trọng nhất để hạ gục đối phương. Khi tập chân, bạn dùng chì đeo vào chân gà. Chì phải được dát mỏng, bọc vải để không gây ảnh hưởng đến chân gà. Đây là bài tập quan trọng nhất để gà có thể chịu áp lực từ đòn tấn công của đối thủ.
Trên đây là một số cách làm cho gà chọi hăng chiến nhất. Tóm lại, chỉ cần có giống gà tốt, chăm sóc đúng đắn và cách huấn luyện phù hợp, bạn sẽ có một chú gà chọi “hăng chiến”.
Hy vọng rằng qua bài viết này thì những kiến thức đó sẽ thực sự bổ ích đối với các bạn.