Gà bị suy tạo điều kiện cho vi khuẩn và những loại virus phát triển khiến gà ngày càng yếu hơn. Vậy cách nuôi gà đá bị suy như thế nào? Có những biện pháp gì để khắc phục tình trạng này? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Tuy nhiên trước khi đi tìm hiểu về cách chữa bệnh, những người nuôi gà cần hiểu rõ về các nguyên nhân dẫn đến gà bị suy.
Nguyên nhân nào khiến gà bị suy?
Gà bị suy, gà ốm đến là những hiện trạng thường gặp ở gà chọi. Khi lâm vào tình trạng này gà thường lười đá, sợ đá và kể cả đá cũng không tạo ra những đòn mạnh như bình thường. Để lý giải cho việc gà bị suy có thể kể đến môi trường chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng và cả nguyên nhân đến từ quá trình tập luyện. Cụ thể như sau:
- Môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập
- Thức ăn hàng ngày thiếu nguồn dưỡng chất cần thiết
- Khí hậu thay đổi thất thường
- Chế độ tập luyện với cường độ cao, thời gian nghỉ ngơi quá ít
- Om bóp và chế độ vần thường xuyên và quá tay
Hướng dẫn chăm gà bị suy phục hồi nhanh chóng
Để chăm nuôi gà bị suy đúng cách và giúp những chú chiến kê trở lại với trạng thái khỏe mạnh, sung mãn chúng tôi hướng dẫn bạn các biện pháp sau đây:
Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi
Chế độ dinh dưỡng và cách thức nghỉ ngơi ảnh hưởng rất lớn đến thể lực của gà chiến. Việc luyện tập, thi đấu với cường độ cao nhưng sư kê lại không cung cấp thức ăn đầy đủ khiến gà nhanh chóng bị suy nhược, gà bị yếu sức nghiêm trọng. Người nuôi gà hãy tham khảo những cách khắc phục sau:
- Có thể thêm cám công nghiệp bên cạnh thóc trong khẩu phần ăn của gà
- Cho gà ăn thêm tỏi để kích thích tiêu hóa
- Chú ý bổ sung thêm rau xanh vào bữa ăn hàng ngày
- Chia thức ăn thành nhiều bữa, tránh ăn dồn gây khó tiêu cho gà
Về chế độ nghỉ ngơi của gà, bạn cũng cần lưu ý những điều quan trọng sau:
- Cho gà nghỉ ngơi nhiều hơn, thả gà ra ngoài mỗi lần ăn xong
- Thường xuyên theo dõi cân nặng của gà để có biện pháp thay đổi
- Chuồng nuôi gà phải được vệ sinh khử trùng thường xuyên, sạch sẽ
- Chọn cho gà nghỉ ngơi ở nơi thoáng khí, ấm áp tránh những nơi như thùng bí hoặc có bóng đèn điện
- Nếu có vườn tược nên thả gà tự do kiếm ăn, đập cánh, tắm nắng
- Tiến hành tách rời những con gà bị suy ra khỏi đàn gà
Thuốc hỗ trợ gà bị suy phục hồi hiệu quả
Khi thấy gà bị suy, bên cạnh chế độ dinh dưỡng, cần nhanh chóng bồi bổ cho gà bằng các loại thuốc tăng cường, điển hình như:
- Cho gà uống men tiêu hóa hoặc thóc ngâm nếu gà mắc bệnh về hệ tiêu hóa
- Hòa thuốc Boganic và thuốc Enervon C mỗi ngày 1viên/ lần
- Tiêm 1cc thuốc Catosal 3 lần/ ngày
Chế độ tập luyện và om bóp
Chế độ tập luyện và cách thức om bóp gà không đúng cách sẽ khiến gà dễ bị ốm, đặc biệt là khi gà chọi tập nặng, tập dồn dập trước mỗi trận đấu. Điều này không làm cho gà mạnh lên, đá hiểm hơn mà ngược lại khiến chúng dễ bị đuối sức.
Bởi vậy, khi gà đã bị suy sư kê tuyệt đối không nên ép gà phải tập luyện, vần xổ quá sức và quá nhiều trong khoảng thời gian này.
Bạn chỉ nên cho gà tiến hành những bài tập nhẹ nhàng như chạy giàng, tập cánh trong 5 -7 phút Những bài tập đơn giản này sẽ giúp gà không bị nhão cơ, gân cốt linh hoạt . Tuy nhiên bạn phải cho gà tập cách ngày, nên chọn những buổi sáng và buổi chiều nắng ấm.
Bên cạnh việc vần gà, thì trong lúc gà đang bị suy bạn cũng nên tránh thực hiện om bóp hay vào nghệ. Người nuôi gà có thể phun nước chè kết hợp massage nhẹ nhàng cho gà, rôi cho chiến kê tắm nắng trong 10 phút trước khi gà chọi quay về chỗ mát mẻ để nghỉ ngơi.
Trên đây là toàn bộ những thông tin về cách nuôi gà đá bị suy. Những biện pháp trên sẽ giúp gà đá của bạn hồi sức, tăng trọng lượng và phục hồi khả năng đá gà nhanh chóng. Bởi vậy người chăn nuôi hãy tham khảo và kết hợp thực hiện đều đặn mỗi ngày.
Xem thêm: Cách nuôi gà đá tới pin