” Đàn gà hơn 1 tuổi, gần đây có hiện tượng ủ rũ, gục đầu vào cánh, phân xanh,trắng… ra thú ý thì được chuẩn đoán là chúng bị bệnh tụ huyết trùng ở gà. Vậy làm sao để chữa trị tận gốc bệnh này cho gà?”
Đây là câu hỏi muốn được giải đáp của anh Nguyễn Văn Thành, một người nuôi gà quy mô nhỏ ở Bắc Giang.
Với những biểu hiện trên thì đúng với phán đoán của bên thú y, đàn gà đã bị bệnh Tụ Huyết Trùng. Với tình trạng này ở gà, cần phải có một phác đồ điều trị thì sẽ dứt bệnh.
Bệnh tụ huyết cầm ở gà hay tiếng anh là Fowl Cholera là một trong những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở gia cầm. Bệnh do vi khuẩn Pasteurella multocida gây ra, thường sẽ xuất hiện ở gà trên 20 tuần tuổi. Gà bị bệnh tụ huyết trùng này nếu không được chữa trị mà để rơi vào trạng thái mãn tính tính chúng có thể chết đột ngột gây thiệt hại rất nhiều về kinh tế.
Để giúp người nuôi gà có thể phát hiện sớm bệnh này ở gà thì dưới đây là thông tin tất tần tật về bệnh tụ huyết trùng bao gồm nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng tránh và trị bệnh hiệu quả nhất. Hãy theo dõi bài viết ngay sau đây nhé.
Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng ở gà
Vi khuẩn Pasteurella multocida là nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh này ở gà. Bệnh này có thể gặp ở moi loại gia cầm nhưng phổ biến nhất là ở gà trên 21 ngày tuổi.
Bệnh tụ huyết trùng ở gà có lây sang người không?
Bệnh tụ huyết trùng thì không lây cho người nhưng lại có thể lây truyền rất nhanh trong đàn gà bằng những con đường:
- Gà bị lây qua đường thức ăn, nước uống có mầm bệnh
- Mắc bệnh từ lợn
- Khi ghép đàn chung với gà bị mắc bệnh…
Biểu hiện khi gà bị bệnh tụ huyết trùng
Nếu bị bệnh tụ huyết trùng, gà sẽ thở khò khè như bị sổ mũi; khi thở sẽ phát thành tiếng mà chúng ta có thể nghe thấy thường xuyên, phần đầu và mặt sưng. Đây là bệnh truyền nhiễm, vì vậy khi phát hiện gà bị bệnh cần cách ly ngay với đàn.
Triệu chứng bệnh tụ huyết trùng
– Gà bị bệnh sẽ có những triệu chứng như ỉa chảy lẫn máu nhưng lác đác, ho hen rải rác, mào tích tím và phù, chết nhanh, tỷ lệ chết không cao.
Bệnh có 3 thể biểu hiện:
- Ở thể quá cấp: Gà có thể lăn quay, chết đột ngột
- Thể cấp tính: Thân nhiệt gà bệnh tăng cao ( trên 43 độ C), mào tích thâm tím, lông xù, nằm im không cử động, khó thở, bỏ ăn…
- Thể mãn tính; Lúc này gà bị tụ huyết trùng sẽ sưng, phù nề mào tích, đầu nghiêng về 1 bên, nếu không điều trị kịp thời thì chúng có thể chết.
Phương pháp phòng bệnh tụ huyết trùng ở gà
Phòng bệnh là biện pháp tích cực nhất giúp đàn gà của bạn luôn khoẻ mạnh và cách tối ưu nhất là tiêm phòng vacxin tụ huyết trùng gà.
– Đối với đàn gia cầm có số lượng ít ta dùng vắc xin tiêm phòng cho đàn gà được 2tháng tuổi
– Đối với đàn lớn ta dùng một trong các loại kháng sinh sau để pha vào nước định kỳcho gia cầm uống vào những khi thời tiết thay đổi, thay đổi thức ăn, nướ c uống.
+ Thành phần thuốc gồm: Amoxicillin, Ampicillin, Enrofloxacin, Oxytetracyclin, Flofenicol để cho uống.
Đồng thời, trong quá trình nuôi gà, cũng cần chú ý đảm bảo điều kiện sống của chúng tốt nhất. Chuồng trại phải khô ráo, thoáng mát, sách sẽ. Khử độc chỗ ở của gà thường xuyên. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý cho gà một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tăng sức đề kháng của chúng với bệnh tụ huyết trùng cũng như các bênh khác
Đọc thêm: Trị bệnh ốm trong ở gà
Trị bệnh tụ huyết trùng ở gà
Hiện nay,có khá nhiều loại thuốc đặc trị chữa tụ huyết trùng cho gà hiệu quả. Quan trọng nhất là bà con cần nắm vững được phác đồ điều trị bệnh để giúp gà khỏi bệnh nhanh nhất.
Bên cạnh đó, khi trị gà bị tụ huyết trùng, bạn nên bổ sung thêm các vi chất như chất điện giải, Vitamin C,, B – complex cho gà để tăng cường đề kháng cho chúng.
Phác đồ điều trị tụ huyết trùng gà
Có thể áp dụng phác đồ sau đây để điều trị cho gà:
- Đầu tiên, cách ly gà khoẻ và gà ốm
- Điều trị gà ốm bằng thuốc FLORFENICOL hoặc AMOXYCILLIN hay ENROFLOXACIN 1 lần 1 ngày.
Cụ thể:
– Nếu đàn ít nhỏ lẻ ta dùng:
+ Streptomycin 1g pha với 10ml nướ c cất tiêm cho 20kg P/ngày x 2 lần hoăc̣ (Kanamycin + Tiamulin) 1ml/3kg P/ngày
– Nếu đàn số lương nhiều ta dùng môt trong các loaị thuốc phòng ở trên để chữa bênh ̣và tăng liều gấp đô
- Ngoài ra, cho chúng uống chất điện giải Gluco C trong 10 ngày và bổ sung vitamin A, D, E, B Complex trong 1 tháng sau đó.
- Có thể dùng nước tỏi đặc, cho uống 2 lần/ ngày trong vòng 5 ngày.
Trong và sau khi điều trị bệnh tụ huyết trùng ở gà, cần vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại bằng thuốc sát trùng chuyên dụng.
Thuốc đặc trị bệnh tụ huyết trùng ở gà
Dưới đây là tổng hợp những loại thuốc chữa trị tụ huyết trùng. Nếu biết kết hợp với phác đồ điều trị trên thì gà sẽ khỏi bệnh nhanh hơn. .
- Flumequin-20: 20ml: Liều lượng 100kg/ngày, sau 3 ngày là khỏi.
- Norflox-10: : Liều lượng 25ml/100kg/ngày sau 3 ngày là khỏi.
- Enro-10: : Liều lượng 25ml/100kg/ngày sau 3 ngày là khỏi.
- Flumex-30: Liều lượng 15ml/100kg/ngày sau 3 ngày là khỏi.
- T. Avimycin: : Liều lượng 20g/100kg/ngày sau 3 ngày là khỏi.
- T. Flox. C: : Liều lượng 20g/100kg/ngày sau 3 ngày là khỏi.
- T. Colivit: : Liều lượng 20g/100kg/ngày sau 3 ngày là khỏi.
- T. Umgiaca: : Liều lượng 20g/100kg/ngày sau 3 ngày là khỏi.
Để bệnh không tái phát, nên phối hợp sử dụng với kháng sinh chống tụ huyết trùng để điều trị cho gà. Sau đó, cần tiêm vắc xin tụ huyết trùng thì sau 2 tuần nhằm tạo miễn dịch cho gia cầm.
Hy vọng những thông tin trên đây có ích cho bạn. Theo dõi đá gà cựa sắt để nhận được những mẹo nuôi và chăm sóc gà mới nhất nhé.