Gà biếng ăn, gà lười ăn, gà ăn ít sẽ ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của gà đá. Đặc biệt, gây thiệt hại không nhỏ đối với người chăn nuôi. Vậy làm sao để có cách chữa gà không chịu ăn? Cách làm cho gà ăn nhiều? Nguyên nhân gây ra tình trạng trên là gì. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết sau.
Nguyên nhân và dấu hiệu gà biếng ăn
Có hai nguyên nhân dẫn đến gà biếng ăn: thứ nhất do gà đang bị bệnh về đường tiêu hoá và thứ hai gà ăn quá nhiều chất xơ hoặc bị bội thực dẫn đến bị tắc nghẽn ở ruột.
Các nguyên nhân này đều khiến năng suất tiêu thụ thức ăn của gà cực thấp đặc biệt là các loại hạt như: thóc, lúa, ngô…
Dấu hiệu gà không chịu ăn
Gà chọi không chịu ăn hoặc biếng ăn thường có các dấu hiệu dễ nhận biết như:
- Gà bỏ ăn, diều chướng lên
- Ử rũ, quan sát thấy phân có phần thức ăn chưa được tiêu hoá
- Gà chỉ ăn mỗi mồi như giun, sâu mà ít đụng đến thóc, lúa
- Xuất hiện một số bệnh kế phát như kiết lỵ, cầu trùng,…
GÀ KHÔNG ĂN CHỮA THẾ NÀO?
Tuỳ theo từng dấu hiệu bệnh xuất hiện ở gà sẽ có các cách chữa trị bệnh khác nhau bao gồm:
Cách chữa gà không chịu ăn thóc, lúa chỉ ăn mồi
Vấn đề này xuất hiện trong mọi giai đoạn phát triển của gà, do người nuôi gà cho chúng ăn quá nhiều tinh bột khiến gà chán ăn và chỉ hứng thú với những thức ăn như sâu, giun, dế…
Để dứt điểm tình trạng này, bạn hãy hạn chế cho gà ăn mồi cùng với đó cho gà tập luyện các bài tập về sức bền. Đồng thời, buổi sáng bạn không thả gà ra chuồng và không cho ăn và uống bất kỳ thứ gì hết. Đến trưa nghe tiếng gà kêu nhiều lúc này là khi mà gà đói lã, bạn mới nên cho gà ăn thức ăn và uống nước.
Tuy nhiên trong khẩu phần dành cho gà, với đồ ăn bạn hãy trộn chung cùng tỏi đã băm nhỏ, với đồ uống hãy bỏ tỏi nhuyễn vào để tạo nên hỗn hợp nước tỏi. Cứ như vậy, liên tục trong vòng 2 ngày gà sẽ trở lại trạng thái ăn uống cân đối.
Tham khảo mẹo nhỏ giúp gà hkông bị kén ăn, ăn ít
Cách chữa gà không chịu ăn do chướng diều
Biểu hiện chán ăn do chướng diều xuất hiện do khẩu phần ăn của gà có quá nhiều chất xơ hoặc gà bị bội thực đồ ăn. Tình trạng này không đi kèm với những dấu hiệu bệnh lý khác mà chỉ có biểu hiện diều chướng to.
Khi bạn sờ vào diều lắm lúc sẽ thấy rất cứng nhưng đôi khi lại rất mềm.Lúc này, miệng gà lúc này có mùi hôi bởi thức ăn lâu năm lên men hình thành nên.
Để chữa trị dứt điểm tình trạng này, bạn hãy thực hiện theo các phương pháp sau:
- Trường hợp diều gà mềm: Pha hỗ hợp men tiêu hóa + thuốc điện giải multivitamine, cho uống trong hai ngày liên tiếp.
- Trường hợp diều gà cứng: Trường hợp này nghiêm trọng hơn, bạn hãy tiến hành thông diều gà theo các bước sau.
Bước 1: Châm nước
Chuẩn bị kim tiêm đã bơm sẵn nước, dùng bơm banh mỏ gà và bắt đầu bơm nước từ gốc lưỡi đến họng. Tuyệt đối chú ý không được bơm vào lỗ thở của gà, sẽ khiến chúng bị ngạt.
Bước 2: Xoa bóp diều
Khi diều đã được bơm đầy nước, bạn hãy xoa bóp diều gà nhe nhàng. Gà nên để đặt ngửa để thức ăn không bị trào ra ngoài.
Cùng với phương pháp thông diều bạn nên kết hợp cho uống men tiêu hoá và multivitamine. Đặc biệt hãy chú ý đến bữa ăn của gà, cho gà ăn cám ngâm và chia thành nhiều bữa nhỏ.
Trong quá trình chữa bệnh cho gà nên đồng thời quan sát xem gà có xuất hiện thêm bệnh lý khác hay không. Nếu có bệnh hãy nhanh chóng chữa trị dứt điểm để tránh bệnh khó kiểm soát và nặng thêm.
Xem thêm: Chế độ dinh dưỡng hợp lý cho gà
Trên đây là toàn bộ những cách chữa gà không chịu ăn theo hướng dẫn của các chuyên gia. Với những phương pháp đơn giản trên hy vọng người chăn nuôi gà sẽ áp dụng chữa trị thành công tình trạng bệnh kể trên. Chúc bạn luôn có những chú chiến kê khoẻ mạnh và dũng mãnh.