Bệnh Gumboro hay viêm túi huyệt là một bệnh truyền nhiễm gặp trên gà do virus gây ra. Bệnh này có khả năng lây lan rất cao và tỷ lệ chết lên đến 50%. Gà thường mắc Gumborro trong giai đoạn 1- 12 tháng tuổi. Triệu chứng rõ ràng nhất khi gà đạt 4-8 tuần tuổi. Đây là một bệnh rất nguy hiểm mà những người nuôi gà cần đặc biệt chú ý. Bài viết dưới đây dagacuasat sẽ giúp mọi người nắm rõ nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị Gumboro trên gà.
Virus và cơ chế gây bệnh Gumboro
Virut thuộc họ Binaviridae là loại virus gây nên bệnh gumboro ở gà. Đây là chủng virut dạng sợi ARN không thể bị tiêu diệt trong điều kiện môi trường cũng như không thể khử bằng những biện pháp sát trùng thông thường.
Có 3 con đường chính lây lan virus này trên gà
- Lây qua con đường thức ăn, không khí
- Lây qua đường chăn nuôi, dụng cụ, chuồng trại nuôi không được khử trùng đúng cách
- Từ mẹ sang con – gà mẹ mắc bệnh thì 100% gà con cũng sẽ mắc Gumboro
Virus Binaviridae sẽ xâm nhập vào cơ thể và tấn công các tế bài Limpho có trong gan và đường tiêu hoá của gà. Tiếp đó sẽ tổn thương đến các túi fabricius.
Cách diệt loại virus này hữu hiệu nhất là sử dụng sát trùng bằng Cloramin. Nếu tồn tại lâu trong môi trường thì độc lực của virut cũng sẽ tăng lên. Vì vậy, nếu đã có lứa gà mắc bệnh, bạn tốt nhất nên có biện pháp chống chuồng trại cẩn thận sau mỗi lứa nuôi.
Chẩn đoán bệnh gumboro ở gà
Triệu chứng ban đầu
Trong 2-3 ngày ( thời kì ủ bệnh) gà mắc Gumboro sẽ có những biểu hiện chính:
- Giảm ăn, ủ rũ, run rẩy, lông xù
- Túm tụm tụ lại thành từng đám
- Cố gắng quay đầu mổ vào hậu môn
Bệnh này có thể tiến triển rất nhanh, trong khoảng 6-8 giờ là có thể thấy được các triệu chứng lâm sàng:
- Gà muốn đi ngoài những không được – vùng hậu môn co bóp mạnh, không bình thường
- Gà sốt cao, nằm phủ phục, chồng lên nhau
- Bị tiêu chảy, phân màu trắng, sủi bọt, có khi ra cả máu
Một khi đã mắc bệnh thì tỷ lệ chết ở gà có thể lên đến từ 20-60% tuỳ thuộc vào mức độ bội nhiễm của các bệnh khác nữa.
Bệnh tích điển hình
- Ở đùi và ngực gà có những vệt xuất huyết dài.
- Túi hậu môn ( túi huyệt bursa) sưng lớn, gấp 2-3 lần so với bình thường ( nếu gà mắc bệnh ở giai đoạn 3-4 ngày đầu). sau đó, túi này sẽ teo nhỏ lại
- Trong túi huyệt bursa có bã đậu hoặc pha xuất huyết
- Thận gà sưng to, chứa nhiều muối urat bên trong.
Bên cạnh Gumboro, gà có thể mắc ghép các bệnh khác. Trong trường hợp này, tỷ lệ tử vong sẽ rất cao. Vì vậy, ta cần chuẩn đoán cẩn thận dựa vào triệu chứng và bệnh tích để có được hướng điều trị tốt nhất. Các bệnh dễ mắc ghép Gumboro gồm:
- Bệnh gà rù Newcastile ( newcastle)
- Cúm gia cầm
- Tụ huyết trùng
Hình ảnh gà bị gumboro
Phòng bệnh bằng vacxin Gumboro
Để phòng bệnh, ta cần tiến hành thực hiện đầy đủ những bước sau:
1. Vệ sinh chuồng trại
Cần đảm bảo chuồng trại luôn sạch sẽ và thông thoáng giúp gà có không gian sống tiệt trùng nhất. Khi chuẩn bị chuồng thì cần tắc trận độn chuồng nên nền trấu.
Phun thuốc sát trùng Bestaquam S liều lượng 4-6 ml/ l nước. Việc này nên làm định kì từ 1-2 tuần/ lần
2. Sử dụng Vắc xin ngừa Gumboro
Sử dụng vacxin là cách kiểm soát bệnh Gumboro hữu hiệu.
Theo lịch, nên cho gà tiêm phòng bệnh bằng vaccine. Có 2 loại vacxin được sử dụng nhiều nhất để phòng Gumboro là Nobilis Gumboro 228E và Gum D78
Nhằm sử dụng vaccine đạt hiệu quả cao nhất, bên cạnh chọn loại thì cần chú ý đến lịch trình dùng vắc xin cho gà. Bạn có thể chọn một trong 2 lịch dưới đây:
Tiêm cho vùng bình thường:
Ngày tuổi | Chủng vaccine |
10 -12 | vacxin trung bình + |
18 -20 | vacxin trung bình |
Tiêm cho vùng có áp lực bệnh cao
Ngày tuổi | Chủng vaccine |
5 – 7 | vacxin trung bình |
12 – 15 | vacxin trung bình + |
20 – 22 | vacxin trung bình |
Khi sử dụng vac xin cho gà, người nuôi cũng cần chú ý đến sức khoẻ hiện tại của đàn gà cùng xuất xứ, nguồn gốc vaccine cần được đảm bảo nhất.
3. Tăng cường đề kháng cho gà bằng chất bổ trợ.
Gà càng khoẻ mạnh từ bên trong thì khả năng mắc bệnh càng thấp. Nhằm tăng cường tiêu hoá và hấp thụ thức ăn cho gà, bạn nên sủ dụng thuốc bổ trợ như ZYMEPRO ( pha cùng nước với liều lượng 1g/ 1 lít nước sạch) cho gà uống trong ngày cách khoảng 3-5 giờ. Việc này không chỉ giúp gà tăng sức đề kháng mà còn giảm mùi hôi chuồng trại, tạo môi trường thoáng sạch, virus không có cơ hội phát triển.
Ngoài ra, người nuôi cũng có thể bổ sung thuốc bổ khác như thuốc tăng lực, bổ gan thận, chống stress cho gà.
Biện pháp điều trị
Phòng bệnh là một chuyện những vẫn không đảm bảo 100% gà có thể hoàn hoàn miễn nhiễm với Gumboro. Nếu phát hiện gà mắc bệnh với những biểu hiện đã nói ở trên, thì bạn cần có các biện pháp để chữa trị cho gà.
Điều trị ban đầu
Trước tiên, cần tách tiêng những con gà bị bệnh. Sau đó, sử dụng kháng thể Gum trong 2-3 ngày đầu. Nếu khu vực của bạn không có kháng thể này thì có thể thay thế bằng việc sử dụng thuốc tăng đề kháng cho gà như Vime C-Electrolyte, Eleccamin, Vimix plus, Vimekat plus…
Bởi Gumboro có khả năng giảm sức đề kháng của gà rất nhanh nên trong 2 ngày đầu cần kiểm tra xem gà có bị kế phát với bệnh gì không. Tiêu chí vẫn là bệnh nặng chưa trước. Bạn có thể tìm hiểu cách chưa trị các bệnh khác ở gà tại đây
Thuốc trị bệnh Gumboro
Gà bị bệnh thường không muốn ăn, ủ rũ nên để gà tiếp nhận thuốc thì cần bơm cho chúng uống 2-3 lần/ ngày. Trước đó, nên tiêm bắp cho gà bằng kháng thể KTG
Thuốc trị Gumboro là loại có thành phần K + Glucose, vs Paracetamon Vitamin C. Cho gà uống thuốc sau 2h từ khi tiêm kháng thể.
Chú ý: Không nên làm dụng kháng sinh bởi có thể gây chết gà nhiều hơn.
Xử lý bệnh, phòng ngừa kế phát
Bổ trợ và tăng sức đề kháng cho gà bằng cách sử dụng bổ sung dưỡng chất cho chúng trong suốt giai đoạn bệnh.
Kiểm soát kế phát bằng cách dùng thuốc Moxcolis liên tục trong 3-5 ngày.
Trên đây là đầy đủ những thông tin về nguyên nhân và cách phòng trị bệnh viêm túi huyệt truyền nhiễm Gumboro ở gà. Hy vọng chúng giúp ích cho bạn. Chúc bạn luôn có đàn gà khoẻ mạnh.